Nguồn lực về
COVID-19


Thông tin chung về Vi rút Corona (COVID-19)


Sức khỏe và an toàn của quý vị là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi muốn đảm bảo quý vị có tất cả thông tin cần thiết để giữ gìn sức khỏe. Hãy kiểm tra trang này thường xuyên để biết thông tin mới về vi-rút Corona và cách tìm trợ giúp.

Nhấp vào bên dưới để được trợ giúp về những vấn đề như tự bảo vệ bản thân, tiếp cận chăm sóc y tế và nhận trợ giúp cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và nhà ở. Miễn phí cho các hội viên SFHP phải khám tầm soát, xét nghiệm hoặc chăm sóc sức khỏe cần thiết do COVID-19.

Vi-rút Corona là gì và Tôi Có thể Làm gì?

Vi rút corona là một loại vi rút gây ra một căn bệnh gọi là COVID-19, tác động đến phổi và các cơ quan khác. Ở hầu hết mọi người, bệnh này gây ra các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, với một số người thì các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây ra vấn đề lớn về hô hấp.

Nếu có lo lắng về vi-rút corona thì hãy yên tâm vì quý vị không phải là người duy nhất. Đọc thêm để tìm hiểu về cách nhận trợ giúp và bảo vệ bản thân và người khác.

Nơi Tìm hiểu Thêm

Những nguồn tin cậy này có thông tin cập nhật, về vi-rút corona:

Triệu chứng

Người bị COVID-19 được biết là đã gặp nhiều triệu chứng – từ triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng.

Người bị những triệu chứng này hoặc tổ hợp những triệu chứng đó có thể COVID-19:

  •   Ho
  •   Thở gấp hoặc khó thở
  •   Sốt
  •   Ớn lạnh
  •   Đau cơ
  •   Nhức đầu
  •   Đau họng
  •   Vừa mới bị mất vị giác hoặc khứu giác
  • Cảm thấy rất mệt mỏi hoặc yếu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy

 

Cũng có thể có những triệu chứng khác.

Hãy gọi cho PCP của quý vị để biết bất kỳ triệu chứng khác nào mà quý vị lo ngại.

PCP là bác sĩ chăm sóc chính, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ. PCP của quý vị làm việc với quý vị và nhóm chăm sóc để giúp quý vị đạt được các mục tiêu sức khỏe của mình.

Để biết thêm thông tin về các triệu chứng, truy cập trang web của CDC.

Trang này cũng có liên kết đến trang Tự Kiểm tra của CDC, là một trang hướng dẫn giúp tìm và chọn dịch vụ y tế thích hợp. Đọc Thêm

Khi nào Cần Liên lạc với Bác sĩ của Quý vị

SFHP đã miễn tất cả các chi phí cho khám tầm soát, xét nghiệm và chăm sóc y tế cho COVID-19 khi cần thiết cho sức khỏe.

Nếu bị bệnh, trước hết hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Họ có thể trợ giúp qua điện thoại mà không cần phải đến phòng khám bác sĩ.

Quý vị cũng có thể gọi bác sĩ Teladoc® miễn phí bất kể ngày hay đêm. Tìm hiểu thêm tại teladoc.com/sfhp hoặc gọi số 1(800) 835-2362.

Người trên 65 tuổi và những người có vấn đề về sức khỏe mãn tính như bệnh tim hoặc phổi hoặc tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề nghiêm trọng. Tìm hiểu thêm tại phần “Tôi có Nguy cơ Cao không” dưới đây trong trang web này.

Dấu hiệu Cảnh báo Cấp cứu

Tìm trợ giúp y tế ngay lập tức bằng cách gọi số 911 nếu quý vị có dấu hiệu cảnh báo cấp cứu:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực không khỏi
  • Gần đây bị lú lẫn hoặc không thể thức dậy
  • Môi hoặc mặt tím tái
  • Không thể tỉnh táo

Quý vị có thể gọi xe cứu thương để đi đến bệnh viện nếu cần. Nếu quý vị không biết phải nói tài xế xe cứu thương đưa đến đâu hoặc có thắc mắc về bảo hiểm xe cấp cứu thì vui lòng gọi cho dịch vụ khách hàng SFHP theo số:

  • Cuộc gọi tại Địa phương 1(415) 547-7800
  • Cuộc gọi Miễn cước 1(800) 288-5555
  • TTY dành cho Người Điếc, Khiếm Thính hoặc Khiếm Thanh 1(415) 547-7830 hoặc 1(888) 883-7347 miễn cước hoặc 711

Hãy trao đổi với PCP của quý vị để biết bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào hoặc triệu chứng mà quý vị lo ngại.

PCP là bác sĩ chăm sóc chính, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ. PCP của quý vị làm việc với quý vị và nhóm chăm sóc để giúp đạt được các mục tiêu sức khỏe của mình.

Gọi 911 nếu quý vị cần cấp cứu y tế: Cho người trực tổng đài biết quý vị bị hoặc cho là quý vị có thể bị COVID-19. Nếu có thể, hãy đeo khẩu trang y tế kín mũi miệng, lý tưởng nhất là loại khẩu trang phẫu thuật hoặc N95, che kín mũi và miệng trước khi được giúp đỡ.

Để biết thêm về các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu, truy cập trang web của CDC. Đọc Thêm

Dưới đây là một số cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi vi-rút corona.

Ở yên tại Nhà nếu Có thể

Vi rút corona truyền sang người khác thông qua tiếp xúc gần (trong vòng khoảng 6 feet/1m8). Khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, thì những giọt nhỏ từ miệng hoặc mũi của họ sẽ bắn vào không khí. Tùy thuộc vào dòng lưu thông không khí, các giọt bắn trong không khí có thể được người khác hít vào.

Tìm hiểu cách bảo vệ chống lại vi rút corona trong phần “Cách Bảo vệ Bản thân và Người khác” của CDC. Đọc Thêm

Tìm hiểu Thêm tại trang web của CDC theo các hướng dẫn mới nhất về cách bảo vệ bản thân và người khác khỏi vi rút corona.

Nếu quý vị bị Phơi nhiễm Vi rút Corona

Làm theo hướng dẫn hiện tại trên trang web vi rút corona của San Francisco nếu quý vị đã tiếp xúc gần hoặc có xét nghiệm dương tính. Đọc Thêm

Tiêm Vắc xin

Quý vị có thể xem thông tin về các nguồn lực của San Francisco như:

  • Xét nghiệm Vi rút Corona
  • Vắc xin COVID-19
  • Vắc xin Tăng cường COVID-19
  • Quý vị cần làm gì nếu đã tiếp xúc gần hoặc có xét nghiệm dương tính tại

Bằng cách nhấp vào trang web vi rút corona của San Francico hoặc có thể gọi 311.

Rửa Tay

Rửa tay đúng cách là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem trên CDC trang web Rửa tay Đúng cách của hoặc xem video này để biết tất cả các bước để rửa tay đúng cách.

Đeo Khẩu trang

Khẩu trang N95, khẩu trang hai lớp và khẩu trang y tế kín mũi miệng sẽ có hiệu quả hơn để bảo vệ bản thân khỏi vi rút corona.

Kể từ tháng 4 năm 2022, không còn quy định phải đeo khẩu trang ở hầu hết các môi trường công cộng trong nhà, nhưn quý vị nên mang theo khẩu trang vì nhiều nơi sẽ có các quy định khác nhau. Mọi người có thể chọn tiếp tục đeo khẩu trang, kể cả khi không cần thiết.

Để biết thêm thông tin về yêu cầu đeo khẩu trang, bất kể tình trạng vắc xin của quý vị, như:

  • Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bao gồm các phòng chờ)
  • Tại các cơ sở chăm sóc dài hạn và trung tâm chăm sóc người lớn và người cao tuổi
  • Bên trong các nơi ở cho người vô gia cư, trung tâm làm mát và sưởi ấm và nơi trú ẩn khẩn cấp
    Trong nhà giam
  • Bên trong tất cả các tòa nhà của Department of Public Health
  • Tại các phiên điều trần trong phòng điều trần công cộng

Hãy truy cập vào trang web Biết Khi nào Cần phải đeo Khẩu trang của San Francisco

Rửa Tay

Rửa tay đúng cách là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem trên CDC trang web Rửa tay Đúng cách của hoặc xem video này để biết tất cả các bước để rửa tay đúng cách.

Cập nhật lần gần đây nhất ngày 16/09/2022

Sử dụng Quyền lợi Y tế của Quý vị

Tại đây quý vị có thể thấy thông tin về cách sử dụng các quyền lợi y tế của mình trong đại dịch vi-rút corona. Trang này có thông tin về:

  • cách gặp bác sĩ của quý vị
  • bảo hiểm thuốc và nhà thuốc
  • hỗ trợ sức khỏe cảm xúc

Cách Liên hệ với Bác sĩ Chăm sóc Chính (PCP)

PCP là bác sĩ chăm sóc chính, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ. Quý vị vẫn có thể đến khám tại PCP cho nhiều nhu cầu sức khỏe của mình. Gọi văn phòng PCP của mình để thực hiện hoặc thay đổi cuộc hẹn của quý vị. Nếu bị bệnh, hãy gọi cho PCP của quý vị đầu tiên. Họ có thể trợ giúp qua điện thoại mà không cần phải đến phòng mạch của PCP.

Quý vị cũng có thể gọi bác sĩ Teladoc®miễn phí bất kể ngày hay đêm. Tìm hiểu thêm tại teladoc.com/sfhp hoặc gọi số 1(800) 835-2362. Teladoc® sẽ liên lạc để lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho quý vị, với PCP của quý vị là người có thể giúp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Nếu quý vị không biết ai là PCP của mình, xin vui lòng gọi cho Nhóm Dịch vụ Khách hàng của chúng tôi:

  • Cuộc gọi tại Địa phương 1(415) 547-7800
  • Cuộc gọi Miễn cước 1(800) 288-5555
  • TTY dành cho Người Điếc, Khiếm Thính hoặc Khiếm Thanh 1(415) 547-7830 hoặc 1(888) 883-7347 miễn cước hoặc 711

Trợ giúp của Tiệm thuốc tây / Câu hỏi Thường Gặp

Tôi có thể nhận được thuốc của mình như thế nào?

Quý vị vẫn có thể đến tiệm thuốc tây của mình để lấy thuốc và tiếp liệu.

Nhiều tiệm thuốc tây đang cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà MIỄN PHÍ trong đại dịch COVID-19, bao gồm tất cả các cửa hàng Walgreens và CVS. Vui lòng gọi cho tiệm thuốc tây của quý vị để tìm hiểu cách yêu cầu giao toa thuốc đến tận nhà.

San Francisco Health Plan có bao trả cho các tiếp liệu bảo vệ tôi khỏi vi-rút corona không?

SFHP hiện có bao trả cho một số mặt hàng cần thiết để bảo vệ chống lại vi-rút corona. SFHP sẽ bao trả cho những tiếp liệu này trong khi còn đại dịch vi-rút corona. Các hạng mục được bao trả bảo hiểm trong thời gian này như dưới đây.

  • Bác sĩ của quý vị phải gửi toa thuốc đến nhà thuốc để được bao trả bảo hiểm
  • SFHP chỉ bao trả số lượng giới hạn cho mỗi hạng mục (mức giới hạn như dưới đây)
  • Với hội viên Healthy Workers HMO, các hạng mục này được bao trả với khoản đồng thanh toán đến $5
Những Hạng mục Mới được Bao trả Hạn mức
Cồn tẩy rửa để khử trùng bề mặt (dung dịch cồn ethyl 70%) Lên đến 1.920ml mỗi 30 ngày
Găng tay có thể vứt bỏ (làm bằng chất liệu latex, nitrile, vinyl hoặc nyprex) Một hộp 50 chiếc mỗi 30 ngày
Nhiệt kế kỹ thuật số (loại ngậm trong miệng) Một chiếc cho mỗi 5 năm

Hỗ trợ Sức khỏe Cảm xúc

Vi-rút corona (COVID-19) đã gây ra những biến động lớn trong cuộc sống của chúng ta. Quý vị có thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng, buồn bã, chán nản, bực bội hoặc cô đơn. Quý vị không đơn độc.

Một số mẹo để xử lý căng thẳng của quý vị:

  • Tạm thời ngừng xem, đọc tin tức hoặc sử dụng mạng xã hội
  • Giữ liên lạc với những người hỗ trợ trong cuộc sống của mình qua điện thoại, tin nhắn hoặc trong các nhóm trực tuyến
  • Chăm sóc cơ thể của bạn bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục, đi ra ngoài và ngủ
  • Hạn chế đồ uống có cồn từ 1-2 ly mỗi ngày
  • Gọi trợ giúp qua điện thoại nếu cảm xúc của mình làm cho quý vị khó thực hiện những việc thường làm

Đọc Thêm

Gọi đường dây nóng nếu cần nói chuyện với ai đó

Phòng tránh Tự vẫn tại Địa phương: 1(415) 781-0500

Đường dây Khủng hoảng Cuộc sống Quốc gia 24/7: Phòng tránh Tự vẫn 1(800) 273-8255 hoặc nhắn tin 838255

Nếu quý vị đang bị một người sống cùng làm tổn thương: Bạo lực Gia đình 1(800) 799-7233

The Mental Health Association of San Francisco offers a peer-run 24/7 support line at 1(855) 845-7415 or online chat at: https://www.mentalhealthsf.org/

Các liên kết cho dịch vụ hỗ trợ 24/7 MHA tại: https://www.mentalhealthsf.org/covid-19/

CalHOPE là đường dây gọi điện miễn phí. Gọi để nói về các khó khăn và nhận trợ giúp: 1(833) 317-4673 hoặc 1(855) 845-7415

Đối với hẹn khám sức khỏe tâm thần

Giờ đây, hội viên có thể sử dụng điện thoại hoặc cuộc gọi video để lên lịch tiếp cận các buổi hẹn khám sức khoẻ tâm thần, tiếp nhận điều trị và nhận trợ giúp về thuốc từ bác sĩ tâm thần khi cần những dịch vụ đó.

  • Đường dây Trợ giúp Tiếp cận Sức khỏe Tâm thần 24 Giờ 1(415) 255-3737 TDD 1(888) 484-7200
  • Carelon Behavioral Health 1(855) 371-8117

Nếu muốn được giúp đỡ vì quý vị đã uống quá nhiều hoặc sử dụng ma túy, hãy gọi:

  • Chương trình Tiếp cận Điều trị 1(800) 750-2727

Và nhiều nguồn lực nữa để xử lý căng thẳng của quý vị
Đối tác của chúng tôi, Carelon Behavioral Health mang đến những lời khuyên về cách chăm sóc bản thân và gia đình trong đại dịch vi-rút corona: Tìm hiểu Thêm

SAMHSA (Substance Abuse and Mental Health Services Administration) lời khuyên về xử lý sức khỏe tâm thần của quý vị:

Đối phó với căng thẳng: Tìm hiểu Thêm

Nói với trẻ em về COVID-19: Tìm hiểu Thêm

Điều trị Sức khỏe Hành vi qua Mạng (BHT)

Những hội viên nhận Behavioral Health Treatment (BHT) hoặc Applied Behavioral Analysis (ABA) hiện có thể sử dụng chức năng trò chuyện video cho các dịch vụ đó. BHT là một liệu pháp có thể giúp trẻ tự kỷ và một số vấn đề khác về hành vi. Tìm hiểu Thêm

Cập nhật lần cuối ngày 13/05/2022

Nhận Trợ giúp cho các Nhu cầu Cơ bản

Thành phố và các đối tác cộng đồng đã tập hợp danh sách các địa điểm để giúp quý vị nhận được thực phẩm, tiền, nhà ở và những nhu cầu cơ bản khác. Dưới đây là các liên kết dẫn đến nơi trợ giúp pháp lý, chăm sóc trẻ em, tã lót cho trẻ em, nơi ở, dịch vụ giao bữa ăn và thuốc, trao đổi qua điện thoại thân thiện và nhiều thứ khác nữa.

 Giúp nhận thực phẩm

Thông tin và trợ giúp cho người cần thực phẩm. Tìm hiểu Thêm

 Giúp nộp đơn xin phúc lợi công cộng

Nộp đơn xin Calfresh (tiền mua thực phẩm), Calworks (tiền và trợ cấp cho người có con nhỏ), Medi-Cal (bảo hiểm y tế), nhu cầu tiền mặt và IHSS hỗ trợ tại nhà. Tìm hiểu Thêm

 Giúp ở yên tại nhà

Tìm trợ giúp pháp lý và các quy định hiện tại của thành phố để bảo vệ bạn khỏi bị xua đuổi. Tìm hiểu Thêm

Lưu ý: Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2022, không có hình thức bảo vệ người thuê nhà bị trục xuất khỏi nhà do không thể trả tiền nhà đến hạn hoặc sau ngày này. Lệnh cấm tạm trục xuất tại địa phương của San Francisco, được Ban Giám sát và Thị trưởng Breed ký thông qua, đã bị vô hiệu theo luật tiểu bang có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2022. Tìm hiểu Thêm

 Giúp có được internet chi phí thấp

Tìm trợ giúp với dịch vụ internet chi phí thấp. Tìm hiểu Thêm

 Giúp đỡ nếu có người đang làm tổn thương quý vị

Tìm trợ giúp đến nhà tạm trú và dịch vụ cho những người đang phải đối phó với bạo lực gia đình. Tìm hiểu Thêm

Cần giúp đỡ thêm? Xem danh sách dưới đây:

Dành cho gia đình có trẻ em và thanh thiếu niên có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt và khuyết tật

Gia đình có thể tìm trợ giúp về thực phẩm, hóa đơn thanh toán cho hộ gia đình, thế chấp và tiền thuê nhà cũng như thất nghiệp. Quý vị cũng có thể tìm trợ giúp về giáo dục đặc biệt và học tập tại nhà.

Nhấp vào đây xem danh sách từ Support for Families of Children with Disabilities

Dành cho những người vô gia cư

Hàng xóm không có nơi ở của chúng ta và những người làm việc với họ có thể tìm trợ giúp về quần áo, thực phẩm, nơi tắm, bồn rửa tay, trợ giúp pháp lý và chăm sóc thú cưng

Nhấp vào đây để xem danh sách từ Project Homeless Connect

Với hàng xóm không có giấy tờ của chúng ta

Nguồn lực cho người nhập cư không có giấy giới thiệu vào SF trong thời gian COVID-19 Đại dịch

Tìm trợ giúp về tiền thuê nhà và nhu cầu về tiền mặt, hãy gọi 1(415) 324-1011, bất kỳ lúc nào từ 8 giờ sáng-8 giờ tối Thứ Hai-Thứ Bảy, để nộp đơn xin trợ cấp tiền mặt $500 thông qua Catholic Charitie. Đọc Thêm

Với hàng xóm LGBTQ của chúng ta

Tìm trợ giúp về tiền thuê nhà, nhu cầu pháp lý, hỗ trợ đồng đẳng

Nhấp vào đây để xem danh sách nguồn lực cộng đồng LGBTQ từ thành phố

Trợ giúp dành cho thanh thiếu niên

Hỗ trợ phù hợp với thanh thiếu niên về sức khỏe giới tính, sức khỏe tâm thần và giúp đỡ về vấn đề chỗ ở, thực phẩm và an toàn. Tìm hiểu Thêm

Với bất kỳ người nào cần giúp đỡ

Cả hai danh sách đều là trợ giúp về thực phẩm, chăm sóc trẻ em, nơi ở, tã lót, đường dây tình bạn, công việc, hỗ trợ tiền bạc, giúp đỡ thuê nhà, trợ giúp pháp lý

UCSF Nguồn lực Cộng đồng Đọc Thêm

Danh sách nguồn lực chung từ Freedom Community Clinic Đọc Thêm

Trợ giúp cho người cao tuổi và người khuyết tật

Tìm trợ giúp về giao thực phẩm và bữa ăn, giúp chăm sóc tại nhà và đường dây tình bạn.

Hãy gọi 1(415) 557-5000; Thứ Hai – Thứ Sáu, 8:00 sáng – 5:00 chiều hoặc vào trang web của cơ quan này San Francisco Human Services Agency.

Hỗ trợ xã hội cho người cao niên

Xin liên hệ với Department of Disability and Aging Services (DAS) để biết thêm nguồn lực theo số 1(415) 557-6555. Đọc Thêm

Dành cho bất kỳ ai đang tìm kiếm các hội thảo sức khỏe và sức khỏe toàn diện

YMCA đang cung cấp các lớp tập thể dục theo nhóm miễn phí dành cho bất kỳ ai. Các lớp này được thiết kế để giúp duy trì hoạt động trong khi ở yên tại chỗ. Đọc Thêm

SFHP cũng đã tạo một danh sách các lớp học sức khỏe có trên trang web của chúng tôi. Đọc Thêm

Cập nhật lần cuối 13/05/2022

Tìm hiểu về nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở đây. Những người có vấn đề về sức khỏe như bệnh phổi, hen suyễn, bệnh gan hoặc tiểu đường và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tìm hiểu Thêm

Cập nhật lần cuối ngày 13/05/2022

Đường dây Chia sẻ Đồng đẳng / Đường dây Tình bạn Mental Health Association  Nhấp vào Đây »

Hỗ trợ tinh thần và cảm xúc không cấp cứu. Quý vị có thể gọi điện hoặc trò chuyện video bất cứ lúc nào kể cả ngày hoặc đêm. Hãy gọi 1(855) 845-7415.

Điều phối các Điểm Tiếp nhận và Tiếp cận Cộng đồng Department of Homelessness and Supportive Housing  Nhấp vào Đây »

Các chương trình và cơ hội nhà ở cho những người vô gia cư. Quý vị cũng có thể gọi 1(415) 487-3300 ext 7000.

GLIDE  Nhấp vào Đây »

Các dịch vụ trực tiếp như chương trình bữa ăn miễn phí mang đi, xét nghiệm COVID-19, phòng khám giảm tác hại và trung tâm nguồn lực cho người đến trực tiếp. Quản lý hồ sơ, trợ giúp pháp lý, các lớp học Giao tiếp cho Nam giới và Trung tâm Nguồn lực cho Gia đình, tất cả đều qua điện thoại hoặc trực tuyến.

St. Anthony’s  Nhấp vào Đây »

Các nguồn như quần áo, thực phẩm và chỗ rửa tay và tiếp thêm nước vào chai. Có thể lấy các bữa ăn tươi sạch ngay bên đường và có thể đặt lịch nhận quần áo miễn phí qua điện thoại.

In-Home Supportive Services (IHSS)  Nhấp vào Đây »

Nhân viên IHSS trợ giúp các hoạt động sống hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp, tắm rửa và mua sắm thực phẩm cho người khuyết tật và người lớn tuổi.

Catholic Charities  Nhấp vào Đây »

Hỗ trợ về nhà ở, như trợ giúp về tiền thuê nhà, quản lý hồ sơ nhà ở và phòng tránh tình trạng vô gia cư.

Behavioral Health Access Center (BHAC)  Nhấp vào Đây »

Giúp điều trị lạm dụng hóa chất và chăm sóc sức khỏe tâm thần tại San Francisco. BHAC có Đường dây Trợ giúp Truy cập 24 Giờ để tiếp cận các buổi trị liệu, nhóm hỗ trợ cảm xúc, trị liệu theo nhóm, quản lý hồ sơ và trợ giúp về thuốc từ bác sĩ tâm thần khi cần thiết. Quý vị có thể gọi: 1(415) 255-3737 bất kể ngày hay đêm.

Project Open Hand  Nhấp vào Đây »

Bữa ăn lành mạnh cho người bị bệnh và đang bị thiếu thức ăn.

SF Marin Food Bank  Nhấp vào Đây »

Thực phẩm miễn phí phù hợp văn hóa và dễ tiếp cận cho những người cần hỗ trợ.

Dưới đây là một số thông tin liên lạc bổ sung về các nguồn lực khác của cộng đồng;

Centro Legal de la Raza (Hỗ trợ Pháp lý): 1(510) 437-1554
East Bay Community Law Center: 1(510) 548-4040 số máy nhánh 201
Quyền của Người thuê nhà: oaklandtenentrights.org
San Francisco Đường dây nóng cho Người thuê nhà: 1(415) 487-9203
Đường dây nóng Quốc gia cho Người thuê nhà: 1(888) 495-8020

Với bất kỳ tài liệu tham khảo nào khác không được liệt kê, vui lòng gọi 211,

COVID-19 Vắc xin


Vắc xin COVID-19 ở Đây

Tiêm vắc xin là một trong những cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Thuốc chủng này có sẵn cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Quý vị có thể tiêm vắc xin tại phòng mạch bác sĩ, phòng khám, tiệm thuốc tây hoặc các địa điểm cộng đồng.

Việc tiêm vắc xin giúp quý vị và những người thân yêu cũng như cộng đồng của quý vị khỏe mạnh. Vắc xin và các bước cần thiết khác, như khẩu trang và giãn cách xã hội (cách xa những người không sống cùng với mình ít nhất 6 feet), sẽ làm chậm sự lây lan của COVID-19.

Cách lên Lịch hẹn tiêm Vắc-xin cho Hội viên SFHP

Tất cả thành viên SFHP từ 12 tuổi trở lên có thể đặt lịch hẹn bằng cách gọi 1(415) 615-4519 vào các ngày trong tuần từ 8:30 sáng – 5:00 chiều.

Để biết thông tin mới nhất về vắc xin COVID-19 ở San Francisco, hãy nhấp vào đây.

Có thể chọn tiêm vắc xin tại nhà nếu không thể đến địa điểm tiêm vắc xin. Hãy yêu cầu nếu cần.

Nếu có thắc mắc về vắc-xin này và sức khỏe của mình, vui lòng trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính (PCP) của quý vị. PCP là bác sĩ, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ, là người phụ trách chăm sóc sức khỏe cho quý vị.

Nếu muốn giúp tìm số điện thoại của bác sĩ chăm sóc chính của mình, vui lòng gọi Dịch vụ Khách hàng SFHP theo số 1(415) 547-7800 từ 8:30 sáng đến 5:30 chiều các ngày trong tuần.

Vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi

CDC khuyến cáo rằng trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa COVID-19.

Tiêm vắc xin sẽ giúp con quý vị không bị bệnh nặng nếu trẻ bị COVID‐19 và giúp ngăn chặn COVID-19 lây lan cho người khác. Vắc xin này sẽ giúp bảo vệ cả gia đình quý vị và cộng đồng.

  • Vắc xin này là an toàn trên các thử nghiệm lâm sàng.
  • Con quý vị có thể không gặp tác dụng phụ. Một số người có thể gặp vài tác dụng phụ, nhưng đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể của trẻ đang được bảo vệ. Tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc xin này là đau cánh tay. Đôi khi trẻ có thể bị đau đầu hoặc sốt nhưng sẽ hết sau vài ngày. Hãy gọi cho Bác sĩ Chăm sóc Chính của con mình nếu gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.
  • Việc tiêm vắc xin giúp thuận tiện hơn cho trẻ đi chơi thể thao, đi lễ hội và làm những việc khác có thể cần chứng nhận tiêm vắc xin.
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp phải đồng ý cho tiêm vắc xin, trong khi đặt lịch hẹn hoặc tại thời điểm tiêm vắc xin, trừ một số trường hợp hạn chế.

Để tìm hiểu thêm về vắc xin COVID-19 tại San Francisco, hãy nhấp vào đây.

Cách đặt lịch hẹn tiêm vắc xin COVID-19 cho con quý vị:

  • Gọi cho chúng tôi! Để đặt lịch hẹn, vui lòng gọi đường dây nóng về vắc xin SFHP COVID-19 theo số 1(415) 615-4519 Monday-Friday from 8:30am – 5:00pm.
  • Hãy trao đổi với Bác sĩ Chăm sóc Chính (PCP) của trẻ nếu quý vị có thắc mắc. PCP là bác sĩ, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ, là người giám sát chăm sóc sức khỏe cho con quý vị. PCP có ghi trên thẻ hội viên ID của con quý vị.
  • Các trường học, trạm y tế và tiệm thuốc tây đều có vắc xin cho trẻ em. Truy cập trang web của Thành phố và Quận San Francisco hoặc SFDPH COVID-19 gọi đến tổng đài vắc xin theo số 1 (628) 652-2700 để tìm nơi nhận tiêm vắc xin ở San Francisco. Họ cũng có thể sắp xếp lịch hẹn hoặc giúp quý vị tiêm vắc xin tại nhà.
Vắc xin Tăng cường COVID-19

Người từ 6 tháng tuổi trở lên hiện có thể tiêm bổ sung vắc xin tăng cường lưỡng trị!

Kể từ ngày 19/4/2023, Centers for Disease Control (CDC) khuyến cáo:

  • Người từ 6 tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin tăng cường lưỡng trị, kể cả khi chưa tiêm các liều chính.
Vắc xin Bổ sung COVID-19

Quý vị có thể tiêm bổ sung vắc xin lưỡng trị nếu:

  • Quý vị từ 65 tuổi trở lên
    • Vui lòng chờ 4 tháng sau khi tiêm liều vắc xin lưỡng trị sau cùng.
  • Người từ 6 tháng tuổi trở lên có hệ miễn dịch yếu.
    • Người từ 4 tuổi trở lên, vui lòng chờ 2 tháng sau khi tiêm vắc xin lưỡng trị sau cùng.
    • Với trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, vui lòng trao đổi với Bác sĩ Chăm sóc Chính (PCP) về thời điểm tiêm liều tiếp theo.

Nếu quý vị có thắc mắc, vui lòng trao đổi với PCP của mình. Truy cập vào Centers for Disease Control (CDC)California Department of Public Health (CDPH) để biết thêm thông tin.

Tăng cường lưỡng trị (hai chủng) là gì?

Nhắc lại liều tăng cường lưỡng trị sẽ bảo vệ quý vị chống lại COVID-19 nhiều hơn.

Những vắc xin tăng cường này là “lưỡng trị” (có hai chủng). Loại vắc xin này bảo vệ quý vị khỏi các chủng COVID-19 đã hoạt động gần đây. Truy cập vào California Department of Public Health (CDPH) để biết thêm thông tin về vắc xin tăng cường COVID-19 lưỡng trị.

Truy cập vào SFDPH để cập nhật thông tin về COVID-19 ở San Francisco.

Nhận Chuyến đi Miễn phí đến Buổi hẹn tiêm Vắc xin với Muni, Paratransit, Uber hoặc Lyft.
Để biết thêm thông tin về các chuyến đi miễn phí, vui lòng xem SFDPH.

Tôi có thể nhận được liều nhắc lại COVID-19 (thể lưỡng trị) cập nhật không?
Ai có thể nhận được một liều nhắc lại thể lưỡng trị cập nhật dựa trên:

• Tuổi của quý vị

và

• Khi quý vị đã hoàn tất việc tiêm vắc-xin chính của mình hoặc thuốc tiêm nhắc lại COVID-19 thể đơn trị (gốc) gần đây nhất của quý vị*

Truy cập trang web CDC để tìm hiểu khi nào quý vị có thể nhận được liều nhắc lại của mình. Công cụ này giúp quý vị biết khi nào hoặc nếu quý vị hoặc con quý vị có thể nhận được 1 hoặc nhiều liều nhắc lại COVID-19.

*Để tiêm liều nhắc lại thể lưỡng trị, quý vị phải chờ ít nhất 2 tháng kể từ lần tiêm COVID-19 cuối cùng. Nếu quý vị đã bị COVID-19 gần đây, hãy đợi 3 tháng cho đến lần tiêm COVID-19 tiếp theo (liều chính hoặc liều nhắc lại cập nhật). Đếm số tháng kể từ khi các triệu chứng bắt đầu. Hoặc nếu quý vị không có triệu chứng, khi lần đầu tiên quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính.

Đọc thêm dữ liệu về liều vắc xin tăng cườngthắc mắc và giải đáp về vắc xin tăng cường từ California Department of Public Health (CDPH).

Tìm hiểu thêm tại Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC).

Vắc xin COVID-19 – Câu hỏi Thường Gặp

Vui lòng truy cập vào trang CDC để biết các câu trả lời mới nhất về vắc xin COVID-19 và liều tăng cường.

Vắc xin COVID-19 có miễn phí không?

Có. Quý vị có thể nhận vắc xin COVID-19 miễn phí.

Đọc thêm tại Biết rõ Dữ liệu về Quyền được Chăm sóc Sức khỏe của Quý vị của California.

Khi nào tôi được tiêm bổ sung vắc xin COVID-19?

Truy cập vào CDC để kiểm tra xem đến thời điểm hiện tại thì quý vị cần bao nhiêu liều vắc xin COVID-19. Số liều mà quý vị cần được dựa trên:

  • Tuổi của quý vị
  • Nếu quý vị bị suy giảm miễn dịch (hệ miễn dịch bị yếu)
  • Quý vị nhận loại vắc xin nào

“Liều tăng cường” và “liều bổ sung” ở người bị suy giảm hệ miễn dịch khác nhau như thế nào?

Liều tăng cường là liều vắc xin cần thiết khi khả năng miễn dịch với COVID-19 của quý vị giảm đi theo thời gian. Liều tăng cường là phổ biến và là một liều bình thường của loạt vắc xin.

Liều bổ sung cho người bị suy giảm hệ miễn dịch là liều cần thiết trong loạt vắc xin thông thường của họ. Liều này trợ giúp thêm cho hệ miễn dịch của họ.

Để biết thêm thông tin về Liều Tăng cường và Liều Bổ sung, hãy xem California Department of Public Health (CDPH).

Tình trạng COVID Kéo dài hoặc Hậu COVID là gì?

Một số người bị COVID-19 có thể cảm thấy ảnh hưởng lâu dài, gọi là Tình trạng COVID Kéo dài hay Hậu COVID (PCC). Điều quan trọng là vẫn phải bảo vệ bản thân nhiều nhất có thể, như đeo khẩu trang ở nơi đông người. Kể cả khi quý vị đã bị COVID-19 trước đây thì vẫn phải cố gắng không bị nhiễm bệnh trở lại để tránh bị triệu trứng COVID-19 Kéo dài. Tìm hiểu thêm về COVID-19 Kéo dài tại CDC.

Vắc-xin COVID-19 có an toàn không?

Vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả. Hàng triệu người ở Hoa Kỳ đã tiêm vắc-xin COVID-19 dưới sự giám sát an toàn nghiêm ngặt nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. CDC khuyến cáo quý vị nên tiêm vắc-xin COVID-19 ngay khi đủ điều kiện. Có thể xem thêm thông tin về sự an toàn của vắc xin tại đây.

Vắc-xin COVID-19 có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tôi không?

Sau khi tiêm vắc-xin, quý vị có thể gặp một số tác dụng phụ, nhưng đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang được bảo vệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là đau và sưng ở cánh tay nơi tiêm vắc-xin. Ngoài ra, quý vị cũng có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của quý vị, nhưng sẽ hết sau vài ngày. Tìm hiểu thêm về những điều sẽ xảy ra sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Tôi có bị phản ứng dị ứng với vắc-xin COVID-19 không?

Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Có thể tìm hiểu về các phản ứng dị ứng tại đây.

Tôi vừa mới bị COVID-19 thì có nên tiêm vắc xin không?

Có, quý vị nên tiêm vắc xin kể cả khi quý vị đã bị COVID-19.

Tiêm Vắc xin COVID-19 sau khi quý vị cảm thấy khỏe lại vẫn bảo vệ chống lại COVID-19 nhiều hơn. Đợi 3 tháng sau quý vị bắt đầu có triệu chứng hoặc không có triệu chứng kể từ khi quý vị có xét nghiệm dương tính.

Những người đã bị COVID-19 và không tiêm vắc xin có nhiều khả năng bị lại COVID-19 hơn so với những người đã tiêm vắc xin.

Sẽ mất bao lâu để được tiêm vắc xin COVID-19?

Lên lịch tiêm vắc xin chỉ mất vài phút. Cuộc hẹn sẽ mất khoảng nửa giờ.

Nếu quý vị có thắc mắc về sức khỏe, vui lòng gọi cho bất kỳ người nào sau đây:

  • Bác sĩ Chăm sóc Chính (PCP) của Quý vị. PCP là bác sĩ, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ, là người phụ trách chăm sóc sức khỏe cho quý vị. Nếu cần giúp tìm số của PCP, hãy Gọi Dịch vụ Khách hàng của SFHP theo số 1(415) 547-7800.
  • Đường dây Y tá Trợ giúp 24/7 của SFHP theo số 1(877) 977-3397.
  • 24/7 Teladoc để trao đổi với bác sĩ qua điện thoại hoặc video. Tìm hiểu thêm tại địa chỉ teladoc.com/sfhp hoặc 1(800) 835-2362.

Tôi có thể đặt lịch tiêm vắc xin COVID-19 bằng cách nào?

Có nhiều cách để lên lịch tiêm vắc xin. Một số ví dụ như:

  • Gọi cho PCP để tìm hiểu xem quý vị có thể tiêm vắc xin tại bệnh viện hoặc phòng khám thông thường của mình hay không. Nếu không thì quý vị có thể tiêm vắc xin ở một nơi khác trong cùng mạng lưới. Nếu cần giúp tìm số của PCP, hãy Gọi Dịch vụ Khách hàng của SFHP theo số 1(415) 547-7800.
  • Đặt phòng khám trực tuyến hoặc tìm phòng khám không cần hẹn trước ở gần quý vị từ California Department of Public Health.
  • Kiểm tra trang web của Thành phố và Quận San Francisco để biết các địa điểm đang nhận lịch hẹn tiêm vắc xin.
  • CVS và Walgreens đang nhận lịch hẹn. Quý vị có thể đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc gọi điện.

Tôi có thể đưa gia đình hoặc thành viên trong gia đình theo để tiêm vắc xin cùng với tôi không?

Nếu gia đình hoặc thành viên trong gia đình của quý vị cũng tiêm vắc xin và có thể đến cùng một địa điểm thì quý vị có thể cố gắng sắp xếp các cuộc hẹn cùng một thời gian để đi tiêm vắc xin cùng nhau.

Tôi có phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào để được tiêm vắc xin không?

Quý vị có thể sẽ phải cung cấp tên, ngày sinh, số ID thẻ hội viên chương trình bảo hiểm sức khỏe và địa chỉ để đặt lịch tiêm vắc xin. Nếu quý vị không biết số ID thẻ hội viên chương trình bảo hiểm sức khỏe của mình thì hãy gọi Dịch vụ Khách hàng SFHP theo số 1(415) 547-7800 để chúng tôi có thể giúp tra cứu thông tin này cho quý vị.

Tôi có cần phải cung cấp Số An sinh Xã hội của mình để đặt lịch tiêm vắc xin không?

Quý vị không cần phải cung cấp số an sinh xã hội để đặt lịch tiêm vắc xin. San Francisco Health Plan và PCP của quý vị có số đó. Nơi tiêm vắc xin sẽ xem Số An sinh Xã hội khi tiêm vắc xin cho quý vị.

Xét nghiệm và Điều trị


Vị trí Xét nghiệm để Điều trị

Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị có thể có COVID-19, truy cập một trong những vị trí Xét nghiệm để Điều trị. Họ có thể xét nghiệm quý vị về COVID-19. Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính, họ có thể cho quý vị uống thuốc nếu quý vị đủ điều kiện.

Truy cập vị trí ngay khi quý vị bắt đầu có các triệu chứng. Phải điều trị trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi bị bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính.

Xem thêm thông tin tại Xét nghiệm để Điều trị.

Tìm vị trí Xét nghiệm để Điều trị với bản đồ này.

Xét nghiệm tại Nhà

Quý vị có thể nhận 8 xét nghiệm COVID-19 mỗi tháng tại nhà thuốc gần nhà. Bộ dụng cụ xét nghiệm là miễn phí. Mang theo thẻ bảo hiểm dược phẩm của quý vị và yêu cầu bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19.

Điều trị

Nhiều người có đủ điều kiện để được điều trị COVID-19. Nếu quý vị mắc phải COVID-19 và có một số vấn đề về sức khỏe, quý vị có thể được điều trị. Vui lòng gọi cho nhà cung cấp của quý vị ngay khi quý vị bắt đầu có các triệu chứng hoặc kết quả dương tính với COVID-19.

COVID-19 phương pháp điều trị có thể ở dạng viên uống, tiêm hoặc truyền. Paxlovid™ (nirmatrelvir with ritonavir) và Lagevrio™ (molnupiravir)) là thuốc uống. Veklury® (remdesivir) là một phương pháp điều trị được đưa vào tĩnh mạch (IV).

Để được điều trị, vui lòng gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị. Hoặc, tìm trang vị trí Thử nghiệm để Điều trị ngay khi bạn có các triệu chứng hoặc kết quả dương tính với COVID-19.

Để biết thêm thông tin về các phương pháp điều trị COVID-19, vui lòng truy cập CDPHCDC.

Video


Tiến sĩ Tung Nguyen, MD về Vắc xin COVID-19

Tiêm chủng! Đã đến lúc!

Get Vaccinated, San Francisco!

Jack, 99 tuổi, cư dân San Francisco, Đã Tiêm Vắc-xin COVID-19

Đánh giá của IHSS & Thư ngỏ của Thị trưởng London Breed về Vắc-xin

COVID-19 Vắc xin – Dữ kiện (Tiêm Vắc xin Tất cả 58 quận)

COVID-19 Vắc xin: Tác dụng Phụ, Công tác Phân phối và Sự Khác biệt