Ngày 23/7/2022, World Health Organization (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ. Đậu mùa khỉ là bệnh đang lây lan ở Hoa Kỳ vào thời điểm này. SFHP tuân thủ hướng dẫn của CDC về bệnh đậu mùa khỉ và sẽ theo sát chỉ đạo mới nhất của quốc gia và tiểu bang về căn bệnh này. Cần lưu ý bất kỳ thông tin thay đổi mới nào về bệnh đậu mùa khỉ. Để biết thông tin mới nhất về đậu mùa khỉ, vui lòng truy cập vào trang web của CDC.

Đậu mùa khỉ là bệnh do tiếp xúc với vi rút đậu mùa khỉ. Vi rút này lây qua tiếp xúc gần và có thể làm nổi mẩn ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Vết nổi mẩn có thể trông giống mụn nhọt hoặc mụn nước. Tình trạng nổi mẩn thường khởi phát 1-3 ngày sau triệu chứng cúm, như sốt, đau đầu, nhức cơ hoặc sưng hạch bạch huyết. Tình trạng nổi mẩn thường khởi phát trên mặt, sau đó lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh đậu mùa khỉ không lây trước khi xuất hiện các triệu chứng cúm. Thường mất 7-14 ngày thì các triệu chứng mới xuất hiện sau khi bị nhiễm nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày.

Ai cũng có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể, vết loét do đậu mùa khỉ hoặc dùng chung đồ vật, như quần áo và khăn trải giường. Cũng có thể bị lây đậu mùa khỉ khi hít thở trong phạm vi gần với người nhiễm trong thời gian dài, chẳng hạn như sống trong cùng một nhà. Chất tẩy rửa dân dụng thông thường có thể tiêu diệt vi rút đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ có thể nghiêm trọng nhưng hầu hết trường hợp sẽ tự khỏi. Người có thể đã phơi nhiễm với đậu mùa khỉ hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đậu mùa khỉ thì hãy gọi cho Đường dây Tư vấn Y tá của SFHP. Hoặc có thể được tư vấn về sức khỏe 24/7 thông qua khám sức khỏe từ xa* miễn phí. Nếu quý vị có thêm thắc mắc, hãy gọi cho bác sĩ chăm sóc chính (PCP*). Nếu cần giúp tìm số điện thoại của PCP, hãy gọi Dịch vụ Khách hàng của SFHP.

Dịch vụ Khách hàng của SFHP:

1(415) 547-7800 các ngày trong tuần từ 8:30 sáng – 5:30 chiều

Đường dây Tư vấn Y tá của SFHP:

1(877) 977-3397 24 giờ, 7 ngày một tuần

*Khám sức khỏe từ xa là dịch vụ khám qua điện thoại hoặc video 24/7 tại teladoc.com/sfhp hoặc gọi cho 1(800) 835-2362.
*PCP là bác sĩ, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ, là người phụ trách chăm sóc sức khỏe cho quý vị.
Vắc xin đậu mùa khỉ chỉ được cung cấp cho người hiện đang đáp ứng các tiêu chí. Để biết thông tin về người có thể được tiêmvắc xin, hãy bấm vào đây.
Truy cập vào trang web San Francisco Department of Public Health để biết thông tin mới nhất về đậu mùa khỉcác ca bệnh.


Câu hỏi Thường Gặp

  • Một bệnh hiếm gặp do tiếp xúc với vi rút đậu mùa khỉ.
  • Người bệnh có thể xuất hiện nổi mẩn da 1-3 ngày sau khi cảm thấy yếu, sốt, đau đầu, đau cơ và sưng hạch bạch huyết (tuyến chống lại nhiễm trùng).
  • Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ và hiếm khi tử vong nhưng có thể nghiêm trọng đối với một số người.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập vào trang web của CDC.

Không, vi rút đậu mùa khỉ không phải là mới xuất hiện. Vi rút đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 ở khỉ trong phòng thí nghiệm tại Đan Mạch. Ca nhiễm ở người đầu tiên được phát hiện vào năm 1970 ở Châu Phi. Người ta sẽ bị mắc bệnh đậu mùa khỉ sau khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm, ví dụ: sóc, loài gặm nhấm và khỉ vốn là những loài sống ở rừng mưa nhiệt đới. Bệnh này có thể lây qua vết cắn hoặc vết xước hoặc sau khi ăn thịt chưa nấu chín có vi rút đậu mùa khỉ.

Thường thì đậu mùa khỉ sẽ khởi phát với những triệu chứng giống cúm như sau:

  • Sốt
  • Nhức đầuSưng hạch bạch huyết
  • Cảm thấy yếu

Có thể xuất hiện nổi mẩn sau 1-3 ngày ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và lan rộng ra:

  • Ở một số trường hợp mới đây, có thể bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
  • Sau 1-2 tuần thì tình trạng nổi mẩn có thể thay đổi từ những đốm nhỏ, dẹp thành những mụn nước nhỏ, sau đó sẽ lớn hơn và có mủ.
  • Có thể mất nhiều tuần thì mụn nước mới khô thành vảy.

Thường thì tình trạng nổi mẩn do đậu mùa khỉ sẽ tự hết trong 2-4 tuần. Người bị nổi mẩn hoặc cảm thấy mệt nên đến ngay bác sĩ.

  • Tiếp xúc da trực tiếp với người bị nhiễm, như hôn hoặc quan hệ tình dục.
  • Tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng cá nhân của người bị nhiễm, chẳng hạn như khăn trải giường, khăn tắm, quần áo và dụng cụ nhà bếp.
  • Hít thở trong phạm vi gần với người nhiễm trong thời gian dài, chẳng hạn như sống trong nhà.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bị nhiễm.

Đậu mùa khỉ không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) vì bệnh này có thể lây qua bất kỳ hành động tiếp xúc cơ thể nào chứ không chỉ qua quan hệ tình dục.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập vào trang web của CDC.

Để biết thêm thông tin về “Đậu mùa khỉ khi hoạt động tình dục”, hãy truy cập trang vào web của CDC.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan từ khi người bệnh có những triệu chứng giống cúm cho đến khi tình trạng nổi mẩn hết hoàn toàn và hình thành lớp da mới. Bệnh này không lây trước khi xuất hiện các triệu chứng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đậu mùa khỉ thì hãy đến bác sĩ ngay.

Vui lòng xem thông tin về cách ly của CDC.

Để giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì không được:

  • tiếp xúc da trực tiếp với người bị nhiễm.
  • chạm vào vết nổi mẩn hoặc vảy của người bị nhiễm.
  • hôn, ôm, nựng hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm.
  • chạm vào khăn trải giường, khăn tắm, quần áo của người bị nhiễm.
  • dùng chung đồ dùng nhà bếp với người bị nhiễm.

Người đang chăm sóc người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách:

  • đeo khẩu trang kín mũi miệng.
  • dùng găng tay.
  • luôn rửa tay bằng xà phòng và nước.
  • tránh gần gũi khi có thể.
  • tiêm vắc xin đậu mùa khỉ.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập vào trang web của CDC.

  • Gọi cho Đường dây Y tá Tư vấn của SFHP hoặc khám sức khỏe từ xa* miễn phí cho hội viên SFHP.
  • Gọi cho bác sĩ chăm sóc chính (PCP*) nếu có thắc mắc. Gọi Dịch vụ Khách hàng của SFHP nếu cần giúp tìm số PCP của quý vị.
  • Ở nhà và tránh tiếp xúc với người và động vật.
  • Nếu bị nổi mẩn hoặc loét thì hãy che lại bằng vải hoặc băng cá nhân trước khi rời khỏi khu cách ly.
  • Đeo khẩu trang kín mũi miệng nếu đi khám sức khỏe.

Dịch vụ Khách hàng SFHP: 1(415) 547-7800 các ngày trong tuần từ 8:30 sáng – 5:30 chiều
Đường dây Tư vấn Y tá của SFHP: 1(877) 977-3397 24 giờ, 7 ngày một tuần

*Khám sức khỏe từ xa là dịch vụ khám qua điện thoại hoặc video 24/7 tại teladoc.com/sfhp hoặc gọi cho 1(800) 835-2362.
*PCP là bác sĩ, y tá thực hành hoặc trợ lý bác sĩ, là người phụ trách chăm sóc sức khỏe cho quý vị.

Để biết thông tin về việc ở nhà, hãy truy cập vào trang web của CDC.

Để biết “hướng dẫn về vật nuôi ở nhà” của CDC, hãy truy cập vào trang web của CDC.

  • Phải bị nổi mẩn hoặc có vết đốm thì mới xét nghiệm đậu mùa khỉ trên da được.
  • Xét nghiệm đậu mùa khỉ trên da bằng que lấy mẫu do nhân viên y tế thực hiện.
  • Quệt que lấy mẫu lên đốm đỏ trên da hoặc vết nổi mẩn rồi gửi đến phòng xét nghiệm đậu mùa khỉ.
  • Sẽ có kết quả xét nghiệm đầu tiên sau vài ngày. Hãy nhớ thực hiện các bước tự chăm sóc bản thân và người khác trong khi chờ kết quả:
    • Ở nhà và tránh xa người khác.
    • Hạn chế lây lan bệnh trong nhà của mình.
    • Không dùng phương tiện di chuyển công cộng.
    • Đeo khẩu trang kín mũi miệng khi đi khám sức khỏe.
    • Gọi, nhắn tin hoặc liên hệ thông báo cho bạn tình và người mà quý vị đã tiếp xúc gần kể từ khi bắt đầu các triệu chứng.
    • Bảo vệ thú cưng.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập vào trang web của CDC.

Mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm đậu mùa khỉ. Đậu mùa khỉ có thể nghiêm trọng nhưng hầu hết trường hợp đều tự khỏi. Các trường hợp nghiêm trọng có thể là viêm phổi (bệnh về phổi), mất thị lực và nhiễm trùng máu (bệnh có thể gây tử vong).

Những người có nguy cơ cao nhất bị mắc bệnh nghiêm trọng là:

  • Trẻ em dưới 8 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người suy giảm miễn dịch
  • Người có tiền sử bệnh về da như chàm

Thường thì đậu mùa khỉ sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tại thời điểm này, FDA chưa chấp thuận thuốc nào cho điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Đến ngay bác sĩ nếu quý vị phơi nhiễm với đậu mùa khỉ hoặc có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ.

Trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể cho dùng thuốc Tecovirimat (TPOXX). Có thể cho dùng thuốc TPOXX với người bệnh rất nặng vốn có khả năng trở nặng, chẳng hạn như người bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh. Trao đổi với PCP nếu quý vị cho rằng mình cần TPOXX do bệnh đặc biệt. Nếu quý vị cần TPOXX, PCP sẽ hợp tác với phòng y tế tại địa phương để hỗ trợ thêm cho quý vị.

Có, JYNNEOS và ACAM2000. Ở San Francisco, tại thời điểm bác sĩ sẽ cho dùng JYNNEOS.

Để cập nhật về trung tâm tiêm vắc xin đậu mùa khỉ, hãy truy cập vào trang web của SF.GOV.

Để cập nhật thông tin về vắc xin đậu mùa khỉ, hãy truy cập vào trang web của CDC.

Người nào đáp ứng điều kiện tiêm vắc xin đậu mùa khỉ thì có thể tiêm ở San Francisco. Có thể đến tiêm vắc xin không cần hẹn trước ở phòng khám ZSFG. Hẹn tiêm vắc xin đậu mùa khỉ tại phòng khám trong thành phố, như UCSF và SFHN.

Truy cập vào trang web SF.GOV để biết thông tin về địa điểm và điều kiện tiêm vắc xin.

JYNNEOS có một lượng nhỏ vi rút sống không phát triển gọi là vi rút Vaccinia. Vắc xin này sẽ hướng dẫn cơ thể cách chống lại vi rút Vaccinia. Do vi rút này giống vi rút đậu mùa khỉ nên cơ thể con người sẽ có thể chống lại đậu mùa khỉ tốt hơn sau khi được tiêm vắc xin.

Mũi tiêm JYNNEOS có hiệu quả ít nhất 85% trong việc ngăn chặn vi rút đậu mùa khỉ.

  • Đau
  • Đỏ da
  • Sưng
  • Cứng và ngứa tại chỗ tiêm
  • Nhức
  • Nhức đầu
  • Cảm thấy yếu
  • Rối loạn dạ dày
  • Ớn lạnh
×

Chính sách về Cookie

Chúng tôi sử dụng cookie và các công cụ khác để trang web của mình dễ sử dụng hơn.